Uranium độ giàu thấp, độ giàu cao



Uranium trên thế giới

Về lý thuyết, nhiên liệu có độ giàu cao có thể có nguy cơ lớn được khai thác để chế biến thành nhiên liệu cho vũ khí nguyên tử. Do đó, từ năm 1978, quan ngại vấn đề này, Mỹ là nước đi đầu và kêu gọi các quốc gia có nhà máy điện hạt nhân thực hiện việc dùng uranium thấp dưới 20%.

Uranium ở Việt Nam

Một trong những lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân của Việt Nam được đặt tại Đà Lạt. Loại nhiên liệu uranium sản xuất ở Nga được dùng từ thập niên 1980 cho đến những năm gần đây tại lò Đà Lạt chứa hàm lượng uranium là 36%, được gọi là uranium độ giàu cao. Từ cuối tháng 11/2011, lò Đà Lạt đã chuyển sang dùng  loại nhiên liệu mới chứa hàm lượng uranium gần 20%, được gọi là uranium độ giàu thấp.

U-238 và U-235

Uranium gồm hai thành phần đồng vị chủ yếu, U-238 và U-235: Trong đó, U-238 chiếm hàm lượng áp đảo với 99,3%. Còn đồng vị U-235 chỉ chiếm 0,7%.

U-235 và phản ứng phân hạch

U-235 hiếm và quý vì chỉ với U-235 mới xảy ra phản ứng phân hạch. Trong phản ứng phân hạch, dưới tác dụng của nơtron, hạt nhân U -235 bị phân ra hai mảnh, toả ra một năng lượng lớn 200 MeV (200 triệu điện tử-vôn), đồng thời giải phóng 2-3 nơtron mới. Chính các nơtron này đã tạo nên phản ứng dây chuyền rất cần thiết để duy trì hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân hoặc tạo nên sự nổ của bom hạt nhân.

Làm giàu uranium

Vì vậy, phương pháp nâng cao hàm lượng U235 trong vật liệu urani, gọi là phương pháp (hay kỹ thuật) làm giàu urani, đóng vai trò rất quan trọng trong công nghệ hạt nhân. Đó là các phương pháp ly tâm, khuyếch tán khí…, có thể nâng cao hàm lượng U235 từ 0,72% (trong tự nhiên) lên đến 40% (dùng trong lò phản ứng), hoặc cao hơn 90% (dùng trong bom nguyên tử).

Theo VnExpress

No comments:

Post a Comment