Gan nhiễm mỡ (Fatty Liver Disease)



Gan nhiễm mỡ (GNM) là gì?

GNM còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan.

Nguyên nhân gân nên GNM?

Nhiều năng lượng, béo phì.

Tiểu đường type 2.

Nghiện rượu.

Suy dinh dưỡng thiếu protein, giảm cân quá nhanh.

Dùng thuốc độc cho gan.

Quá ít đạm (nhịn đói, suy dinh dưỡng thiếu protein…).

Biểu hiện của GNM

Những người bị GNM đa phần đều không có triệu chứng bởi vì tình trạng lắng đọng mỡ tại gan xảy ra từ từ nên các biểu hiện của nó cũng khó cảm thấy. Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể lớn, bao gan căng ra và khi đó bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức hoặc nặng vùng gan. Trong một số trường hợp, tuy nhiên rất hiếm, GNM cũng có thể gây tình trạng vàng da, buồn nôn và nôn.

Điều trị GNM như thế nào?

GNM hầu hết không phải là bệnh lý của gan mà chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan mà thôi. Vì thế điều trị GNM chủ yếu là điều trị các nguyên nhân cơ bản gây bệnh, cụ thể:

a. Nếu bị dư cân – béo phì: áp dụng chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện vận động để giảm cân.

b. Đối với các bệnh lý gan có liên quan đến uống rượu: ngưng uống rượu.

c. Ngưng ngay những thuốc có khả năng gây độc cho gan và thay thế bằng những thuốc an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.

d. Các bệnh rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường…): khống chế lượng đường trong máu luôn ở mức độ bình thường.

e. Viêm gan siêu vi: kiểm soát tình trạng viêm và những diễn tiến bất lợi dẫn đến xơ gan.


GNM phải ăn uống ra sao?

Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì (hạn chế năng lượng dư thừa).

Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng, da…động vật, lòng đỏ trứng…

Hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).

Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.

Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…; trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín… trà xanh, hoa hòe…

Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).

Ngưng uống rượu.

Vận động như thế nào?

Cần tăng vận động, tập thể dục thường xuyên trên 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần.

Một số thực phẩm khuyên dùng cho người bị GNM

Cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan. 

Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… thanh nhiệt, lợi tiểu. 

Các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu mè, dầu đậu nành… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; 

Các thức ăn chế biến từ đậu nành, đậu xanh, đậu đen…

Thực phẩm cần kiêng?

Đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ… Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc…

Làm sao để phòng ngừa GNM?

Có chế độ ăn hợp lý: ăn đa dạng, ăn chừng mực, ăn thực phẩm gần với thiên nhiên nhất.

Vận động thể lực đều đặn, sống năng động nhằm duy trì cân nặng lý tưởng (nên biết chỉ số BMI của bản thân và BMI lý tưởng phù hợp để tự theo dõi tình trạng dư cân của bản thân).

Hạn chế tối đa rượu bia.

Cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh những thuốc gây độc cho gan.

Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ mỗi 6 tháng (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân).

Các phương tiện nào có thể giúp chẩn đoán được GNM?

Qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp (CT scan) đều có thể chẩn đoán được GNM. Trước đây các nhà chuyên môn cho rằng để có chẩn đoán chính xác nhất thì phải áp dụng sinh thiết gan.

Tuy nhiên hiện nay, việc áp dụng sinh thiết để chẩn đoán GNM không còn cần thiết. Khi mà các phương tiện chẩn đoán hình ảnh ngày càng tốt hơn (siêu âm, CT scan…) và việc xét nghiệm máu (cholesterol, triglyceride máu, các men gan) để kiểm tra sức khỏe định kỳ đã trở nên dễ dàng do người dân ý thức nhiều về việc bảo vệ sức khỏe… đủ để phát hiện cơ thể có bị GNM hay không.

Carmanus của Traphaco

Carmanus có chiết xuất từ cây kế sữa.

Carmanus có tác dụng bền vững màng tế bào do tác dụng ức chế sự peroxy hóa lipid màng, giúp tế bào không bị các chất độc xâm nhập và hủy hoại, làm ổn định cấu trúc và chức năng của tế bào. Ngoài ra còn có tác dụng ức chế sự biến đổi của gan thành các tổ chức xơ, giảm sự hình thành và lắng đọng của các sợi collagen dẫn đến xơ gan. Vì vậy sử dụng Carmanus giúp tăng cường, phòng và điều trị bệnh viêm gan, hỗ trợ điều trị bệnh xơ gan.

Bên cạnh đó, Carrmanus còn tăng tổng hợp protein ở tế bào gan bằng cách kích thích hoạt động của RNA polymerase ở ribosom. Sự tăng tổng hợp protein là bước quan trọng trong sửa chữa tổn thương gan và cần thiết trong việc thay thế các enzim và protein cấu trúc đã tổn thương bởi độc tố gan, do đó giúp phục hồi chức năng gan nhanh chóng khi gan bị tổn thương vì dùng nhiều bia rượu hoặc các thuốc độc gan.

Trong thành phần của Carmanus có chứa các vitamin nhóm B như B1, B2, B3, B5, B6 đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa trung gian. Chúng là phần của hệ enzim chuyển hóa protein và cacbonhydrat, giúp phục hồi nhanh chóng các nhu mô gan bị tổn thương. Khi gan bị bệnh, lượng vitamin B trong cơ thể giảm mạnh, sự thiếu hụt này cần được bù đắp bằng lượng vitamin từ thuốc.

No comments:

Post a Comment